Tư vấn đầu tư và đầu tư Homestay Villa

Aichill Team đã có gần 5 năm kinh nghiệm vận hành, kinh doanh, đầu tư Homestay Villa ở các khu vực Hoà Bình, Sóc Sơn, Ba Vì, Tam Đảo... Với nhiều năm kinh nghiệm Aichill đã tổng hợp được những mô hình, phương án đầu tư Homestay Villa phù hợp với từng loại ngân sách, khu vực thời điểm. Aichill tự tin sẽ là đơn vị tư vấn đầu tư & đầu tư giúp khách hàng tiết kiệm chi phí "dò đường" khi tham gia vào kinh doanh nghỉ dưỡng. 

Có nên kinh doanh homestay? Có nên mở homestay?

Tiềm năng phát triển của thị trường homestay

Hình thức kinh doanh homestay khác so với việc kinh doanh khách sạn cao cấp và resort. Mô hình homestay mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm gắn liền với đời sống người dân địa phương. 

 

Mở homestay không chỉ góp phần giúp người dân trải nghiệm văn hóa, đời sống của người dân. Mà còn giúp giữ gìn và truyền đạt được những văn hóa, phong tục đáng trân quý của nước ta. Điều này mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm mới lạ và độc đáo.

 

Những điều này dần biến thị trường homestay thành một trong những thị trường đáng đầu tư nhất hiện nay.

Lợi nhuận to lớn

Trong bất kì việc kinh doanh nào, thì lợi nhuận luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Thị trường có nhiều nhu càng thì càng dễ phát triển và sinh lời. Mở homestay là một trong những ngành có những điều kiện thuận lợi để sinh lời nhiều. Nhiều nhà đầu đã dễ dàng kiếm rất nhiều tiền khi kinh doanh vào lĩnh vực này.

Thu hồi vốn nhanh 

Mở homestay có thể dễ dàng triển khai một cách nhanh chóng. Và ngoài ra nhờ hai yếu trên, giúp các nhà đầu tư dễ dàng thu hồi và nhanh chóng có lời. Dễ dàng mở rộng quy mô và có thêm nhiều lợi nhuận.

Nguồn thu nhập thụ động

Kinh doanh homestay ổn định sẽ biến nó trở thành nguồn thu nhập thụ động của bạn. Bạn có thể tập trung kinh doanh nhiều thứ khác mà vẫn có nguồn vốn ổn định từ việc mở homestay mang lại.

Các mô hình kinh doanh homestay phổ biến

Việc mở homestay càng nhiều thì dần tạo một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Cạnh tranh giúp ngành này càng phát triển và nhiều mô hình làm homestay khác nhau ra đời. Việc lựa chọn mô hình cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là phong cảnh, văn hóa …

Dưới đây là những mô hình kinh doanh homestay phổ biến là:

Hình thức villa

Đây là hình thức cao cấp nhất trong những mô hình kinh doanh homestay. Mô hình này có thể đáp ứng đủ mọi nhu cầu giải trí, vật chất, nghỉ dưỡng của khách hàng.

Nhà riêng, chung cư

Những mô hình này thường có một sân vườn rộng rãi để tổ chức tiệc ngoài trời. Không gian này mang đến cảm giác như đang quây quần bên gia đình. Bạn có thể thuê nguyên căn hoặc thuê riêng lẻ từng phòng và ở chung với chủ nhà. Mô hình này rất đa dạng mẫu mã và phong cách thiết kế khác nhau. 

Căn hộ Studio

Cách xây dựng homestay theo mô hình này khá phổ biến với các thành phố lớn. Do studio thường có bố cục nhỏ gọn nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi bếp nút. Thích hợp cho các cặp đôi và giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng

Nhà chòi

Nhà chòi thường sẽ được xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp, hữu tình. Thường có diện tích nhỏ gọn và xây dựng giống và liền kề nhau. Hình thức này mới phổ biến những năm gần đây và rất thu hút giới trẻ.

Phòng Dorm

Bố trí những phòng này thường sẽ có nhiều giường tầng trong một căn phòng rộng lớn. Mô hình này sẽ không có các tiện nghi bếp nút.

Homestay Private Room

Mô hình này sẽ như một khách sạn bình thường. Khách sẽ sống chung với chủ nhà và xài chung những tiện nghi bếp của chủ nhà.

Cần chuẩn bị gì khi mở homestay?

Để mở homestay thuận lợi thì dưới đây là danh sách những điều bạn cần chuẩn bị:

Chi phí mở homestay

Tùy theo những mô hình kinh doanh homestay khác nhau sẽ cần những nguồn vốn khác nhau. Số vốn bạn cần bỏ ra có thể dao động từ 100 trở lên. Nhưng bạn cũng nên chuẩn bị ít nhất từ 200 - 400 triệu trước khi kinh doanh, phòng hờ cho các chi phí phát sinh cũng như bù lỗ cho thời gian đầu.

Nghiên cứu thị trường 

Dù cho bất kì kinh doanh gì bạn cũng phải tìm hiểu thị trường và nhu cầu của khách du lịch của bạn. Bạn nên lựa chọn đối tượng khách hàng trọng, tìm hiểu sở thích, nhu cầu… Để từ đó, đưa ra các chiến lược cho mô hình làm homestay của bạn thêm thuận lợi.

Vị trí

Kinh nghiệm xây homestay hiệu quả là bạn nên lựa chọn những vị trí gần trung tâm, có nhiều khách du lịch, thuận tiện di chuyển … Tùy vào mô hình thức kinh doanh của bạn để lựa chọn vị trí hợp lý. Nếu như ở các thành phố lớn nên chọn những vị trí gần trung tâm. Nhưng nếu như ở các nơi nhỏ hơn thì nên chọn những nơi gần địa điểm danh lam nổi tiếng.

Thuê mặt bằng ( nếu bạn không có sẵn )

Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng thì quá tốt còn nếu không bạn nên thuê những mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Khi mới bắt đầu, bạn nên thuê những mặt bằng vừa phải và dần mở rộng việc kinh doanh nếu thấy thuận lợi. Vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa giúp cho không sợ bị lỗ quá nặng nếu kinh doanh thua lỗ.

Xin giấy phép kinh doanh

Trong mọi mô hình kinh doanh, bạn nên xin giấy phép từ chính quyền địa phương trước khi kinh doanh. Đảm bảo rằng việc kinh doanh của bạn là hợp lệ tạo được sự an tâm cho khách hàng. Bên cạnh đó được những ưu đãi từ chính quyền khi có những rủi ro xảy ra.

Thuê nhân sự và quản lý cho homestay

Nhân sự luôn là bộ mặt homestay của bạn, chính vì thế bạn nên có những tiêu chí nhất định khi tuyển nhân sự. Đảm bảo đem đến cho khách hàng những trải nghiệm vui vẻ và tuyệt vời nhất. Nhân sự tốt sẽ góp phần khiến khách hàng quay lại trong những lần tiếp theo.

 

Tổng kết: Có rất nhiều mô hình kinh doanh Homestay Villa khách hàng nên lựa chọn mô hình phù hợp với nguồn lực và quỹ thời gian của mình. Aichill hy vọng sẽ trở thành đơn vị đồng hành cùng quý khách trong thời gian xây dựng và phát triển. 
Liên hệ hợp tác: 
Hotline: 0922.051.096
Email: khachhang.aichill@gmail.com